Sử dụng rượu bia rồi tham gia giao thông là tình trạng không hiếm gặp tại Việt Nam. Việc tham gia giao thông khi có nồng độ cồn vượt ngưỡng quy định đang là một trong những nguyên nhân chính, đáng báo động gây nên tại nạn giao thông hiện nay.
Nhằm hạn chế tình trạng này, Nghị định mới nhất của chính phủ đã tăng mức xử phạt đối với người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt ngưỡng cho phép. Vậy, mức phạt nồng độ cồn mới nhất là bao nhiêu? không chấp hành thổi nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu ? và một số vướng mắc khác sẽ được chúng tôi giải đáp ngay bài viết dưới đây.
Bài viết tham khảo Cơ sở pháp lý luật giao thông đường bộ:
- Luật giao thông đường bộ
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
- Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt.
Tăng mức phạt nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019:
Ngay trong những ngày đầu năm mới 2020, các địa phương trong cả nước đã đồng loạt triển khai thực hiện Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ). Cùng với việc nhắc nhở, tuyên truyền các quy định mới, lực lượng cảnh sát giao thông đã kiên quyết xử lý nhiều trường hợp vi phạm.
Xem thêm: Ý nghĩa của vạch kẻ đường
Điểm nổi bật của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, so với Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016, đó là Nghị định số 100/2019 đã bổ sung hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển xe đạp, xe thô sơ; điều chỉnh mức xử phạt đối với một số hành vi, nhóm hành vi đặc biệt là các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia; những hành vi liên quan đến nguyên nhân gây tai nạn giao thông tăng nặng mức xử phạt, như: Vi phạm quy định về nồng độ cồn, chất ma túy, đi không đúng phần đường, làn đường, chạy quá tốc độ, đi ngược chiều, lùi xe trên đường cao tốc… Thực tế cho thấy, sau khi được thông tin rộng rãi, nội dung Nghị định số 100/2019 đã nhận được sự đồng tình lớn từ phía dư luận.
Mức phạt nồng độ cồn mới nhất theo nghị định 100:
1. Mức phạt lỗi thổi nồng độ cồn đối với xe máy, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện):
Khoản Nghị định 100/2019/NĐ-CP về nồng độ cồn xe máy có quy định về mức xử phạt như sau:
Mức nồng độ cồn | Đối tượng | Mức phạt tiền | Xử phạt bổ sung |
≤ 50 mg/100 ml máu | Xe máy, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) | 2.000.000 – 3.000.000 | Tước Bằng từ 10 – 12 tháng |
≤ 0,25 mg/1l khí thở | |||
≥ 50mg-80mg/100ml máu | Xe máy, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) | 4.000.000 – 5.000.000 | Tước Bằng từ 16 – 18 tháng |
≥ 0,25mg-0,4mg/1l khí thở | |||
≥ 80 mg/100 ml máu | Xe máy, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) | 6.000.000 – 8.000.000 | Tước Bằng 22 – 24 tháng |
≥ 0,4 mg/1l khí thở |
2. Mức phạt lỗi thổi nồng độ cồn đối với ô tô:
Mức nồng độ cồn | Đối tượng | Mức phạt tiền | Xử phạt bổ sung |
≤ 50 mg/100 ml máu | Ô Tô | 6.000.000 – 8.000.000 | Tước Bằng từ 10 – 12 tháng |
≤ 0,25 mg/1l khí thở | |||
≥ 50mg-80mg/100ml máu | Ô Tô | 16.000.000 – 18.000.000 | Tước Bằng từ 16 – 18 tháng |
≥ 0,25mg-0,4mg/1l khí thở | |||
≥ 80 mg/100 ml máu | Ô Tô | 30.000.000 – 40.000.000 | Tước Bằng 22 – 24 tháng |
≥ 0,4 mg/1l khí thở |
3. Mức phạt lỗi thổi nồng độ cồn đối với Xe đạp, xe đạp điện:
Mức nồng độ cồn | Đối tượng | Mức phạt tiền | Xử phạt bổ sung |
≤ 50 mg/100 ml máu | Xe đạp, Xe đạp điện | 80.000 – 100.000 | Không |
≤ 0,25 mg/1l khí thở | |||
≥ 50mg-80mg/100ml máu | Xe đạp, Xe đạp điện | 200.000 – 300.000 | Không |
≥ 0,25mg-0,4mg/1l khí thở | |||
≥ 80 mg/100 ml máu | Xe đạp, Xe đạp điện | 400.000 – 600.000 | Không |
≥ 0,4 mg/1l khí thở |
4. Không chấp hành thổi nồng độ cồn phạt bao nhiêu tiền?
Hình thức phạm lỗi | Đối tượng | Mức phạt tiền | Xử phạt bổ sung |
Không chấp hành thổi nồng độ cồn | Xe máy, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) | 6.000.000 – 8.000.000 | Tước Bằng 22 – 24 tháng |
Có phải cứ uống rượu bia là bị vi phạm luật giao thông?
Thực tế Việc xử phạt hành chính khi uống rượu bia mà vẫn tham điều khiển phương tiện tham gia giao không không còn mới. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nghị định 100/2020/NĐ-CP được ban hành và siết chặt hơn và tăng mức phạt đối với người tham gia giao thông. Khiến nhiều người vẫn băn khoăn có phải cứ uống rượu bia là bị xử phạt.
Việc dung nạp, chuyển hóa và đào thải chất cồn trong rượu bia của cơ thể không có mức chung tuyệt đối cho mọi người mà phụ thuộc số lượng rượu, bia uống ít hay nhiều, trọng lượng cơ thể và các điểm sinh học, chức năng gan, tình trạng sức khỏe, uống lúc no hay đói, tần xuất, cách thức uống…
Thông thường, sau 1 giờ gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn (1 đvc tương đương 220ml bia (2/3 chai) nồng độ cồn 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13,5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%). Tuy nhiên, để đào thải hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất từ 1 – 2 giờ nữa.
Các bạn có thể tham khảo cách tính nồng độ cồn bằng công thức:
Nồng độ cồn trong máu: C = 1,056*A:(10W*R)
Trong đó, A là số đvc uống vào, W là cân nặng, R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (r = 0,7 với nam và r = 0,6 với nữ).
Nồng độ cồn trong khí thở: B=C:210
Tốc độ đào thải nồng độ cồn trong máu: T=C:0,015,
Ví dụ: Một nam giới 65kg uống 440ml bia 5% cồn tương đương 2 đơn vị cồn thì nồng độ cồn trong máu là C= 1,056*20:(10*65*0,7)= 0,04641 và tương đương 46,41mg/100ml máu.
Xem thêm: Nên mua xe số hay xe tự động?
Khi nào cảnh sát giao thông được phép dừng phương tiện:
Căn cứ khoản 2 Điều 12, Thông tư 01/2016/TT-BCA về các trường hợp dừng phương tiện của cảnh sát giao thông:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;
d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện đểkiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.”