Ý nghĩa của vạch kẻ đường trong giao thông đường bộ

Rate this post

Khi lái xe ô tô trên đường, điều chắc chắn đó là ai cũng luôn mong muốn có được sự an toàn cho cả mình lẫn các phương tiện tham gia giao thông xung quanh. Chính vì vậy, các biển báo, chỉ dẫn hướng dẫn tham gia giao thông được bố trí đầy đủ trên đường đi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các chỉ dẫn này, dẫn đến bị thổi phạt mà không biết nguyên nhân, lỗi phổ biến thường gặp đối với cánh lái xe đó chính là Vạch kẻ đường.

Chính vì vậy, ở bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến Quý khách ý nghĩa của những vạch kẻ đường thông dụng. Qua đó, cung cấp thêm thông tin để các bác tài thoải mái “vi vu” mà không sợ phạm luật.

Ý nghĩa vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41:

Ở quy chuẩn cũ 41/2012, vạch vàng để phân chia hai làn ngược chiều ở đường ngoài khu dân cư, trong khi màu trắng sử dụng trong khu dân cư.

Hiện nay, theo quy chuẩn mới 41/2016, vạch vàng trắng không còn chia theo địa phận mà chia theo mục đích. Cụ thể, nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy có màu vàng và nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều có màu trắng.

Xem thêm: Giấy phép lái xe quốc tế là gì?

1. Vạch kẻ đường màu vàng nét đứt

Vach này là dạng vạch đơn, đứt nét và có màu vàng, có tên gọi khác là vạch 1.1. Loại vạch này được dùng để phân chia 2 chiều xe ngược chiều nhau ở những đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách.

Vạch kẻ đường màu vàng nét đứt
Vạch kẻ đường màu vàng nét đứt

Với loại vạch này, xe được phép cắt qua để đi ở làn ngược chiều từ cả 2 phía.

2. Vạch kẻ đường màu vàng nét liền

Ý nghĩa của loại vạch này tương tự với vạch màu vàng nét đứt, ở điểm dùng để để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 lài xe và không có phân cách ở giữa.

Xem thêm: Nên mua xe số hay xe tự động?

Vạch kẻ đường màu vàng nét liền
Vạch kẻ đường màu vàng nét liền

Điểm khác với vạch kẻ vàng nét đứt,  đó là khi tham gia giao thông ở những đoạn đường có vạch kẻ vàng nét liền, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch này thường thấy ở những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn.

3. Vạch kẻ đường màu vàng nét liền đôi

Vạch kẻ này mang ý nghĩa phân chia làn đường 2 chiều trên quốc lộ hoặc đường cho phép tốc độ từ 60km/h trở lên.

Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch kẻ đường màu vàng nét liền đôi
Vạch kẻ đường màu vàng nét liền đôi

Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.

4. Vạch kẻ đường màu vàng một đứt, một liền

Loại vạch này dùng để phần chia 2 chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách, được sử dụng ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để dảm bảo an toàn.

Xem thêm:  EyeSight là gì? 

Vạch kẻ đường màu vàng một đứt, một liền
Vạch kẻ đường màu vàng một đứt, một liền

Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch.

5 Vạch kẻ đường màu vàng đứt song song

Loại vạch được dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian.

Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

6. Vạch kẻ đường màu trắng nét đứt

Là vạch phân chia các làn xe cùng chiều có dạng vạch đơn, màu trắng, đứt nét. Khi thấy vạch này, các xe được chuyển làn đường qua vạch (được đi sang làn xe bên cạnh).

Vạch kẻ đường màu trắng nét đứt
Vạch kẻ đường màu trắng nét đứt

Tốc độ các loại xe được phép lưu thông càng cao, khoảng cách giữa các nét đứt càng dài.

7. Vạch kẻ đường màu trắng nét liền

Vạch kẻ đường màu trắng nét liền
Vạch kẻ đường màu trắng nét liền

Vạch dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *