Hiện nay, hệ thống phanh xe ABS ngày càng được trạng bị rộng rãi hầu hết các dòng xe đời mới, hỗ trợ người tài xế đi chuyển và xử lý các tình huống xảy ra được an toàn và tốt hơn. Vậy Phanh ABS là gì? cấu tạo hệ thống ABS trên ô tô là như thế nào? xin mời bạn đọc cùng chúng tôi đi tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Phanh ABS là phanh gì?
Phanh ABS là tên viết tắt của từ Anti-lock Brake System. Đây là một hệ thống trên ô-tô giúp cho bánh xe của phương tiện không bị bó cứng trong khi phanh (phanh trượt), chống lại việc bánh xe bị trượt dài trên mặt đường. ABS của các dòng xe đều được nhà sản xuất chăm chút khi thiết kế nên hệ thống an toàn hoàn thiện và chặt chẽ, đảm bảo tốt đa an toàn cho người sử dụng.
Hệ thống ABS được phát minh bởi hãng Robert Bosch GmbH và hiện nay là một hệ thống bắt buộc của xe ở nhiều nước.
Cấu tạo hệ thống ABS trên ô tô chi tiết:
Cấu tạo hệ thống phanh ABS bao gồm các bộ phận:
- Cảm biến tốc độ, hệ thống thủy lực và van thủy lực, bơm thủy lực và hệ thống điều khiển.
Cảm biến tốc độ ABS: có chức năng giúp hệ thống ABS nhận biết được các bánh xe có bị rơi vào tình trạng “bó cứng” hay không. Cảm biến ABS này thường được đặt ở trên mỗi bánh xe hoặc ở bộ vi sai tùy theo trường hợp.
Van thủy lực của hệ thống ABS: Đây là van kiểm soát các má phanh ở mỗi bánh. Có 3 vị trí của van thủy lực ABS cơ bản:
- Van mở: Áp lực phanh tương đương áp lực của người lái lên bàn đạp phanh được truyền trực tiếp đến bánh xe.
- Van khoá: Tăng áp lực phanh mà người lái đặt lên bàn đạp phanh lên bánh xe.
- Van nhả: Làm giảm áp lực phanh mà người lái đặt lên bàn đạp phanh lên bánh xe.
Bơm thuỷ lực của hệ thống phanh ABS: Có nhiệm vụ bơm và xả để thay đổi áp lực lên các bánh xe thông qua hệ thống van thuỷ lực.
Hệ thống điều khiển phanh ABS: Có nhiệm vụ nhận dữ liệu và thông số từ các cảm biến tốc độ để tính toán và đưa ra các hiệu chỉnh về áp lực phanh tối ưu cho mỗi bánh.
Nguyên lý hoạt động của phanh ABS trên ô tô:
Hệ thống phanh ABS trên ô tô hoạt động trên nền tảng nguyên lý khá cơ bản. Nguyên lý hoạt động của ABS là nhờ vào các cảm biến tốc độ trên từng bánh xe. Gửi thông tin về ECU ABS và từ đó ECU ABS sẽ nắm bắt được vấn tốc quay trên từng bánh xe và phát hiện ngay tức khắc khi bánh xe nào có hiện tượng bị “bó cứng” khi người lái đạp phanh đột ngột, dẫn tới hiện tượng bị trượt khỏi mặt đường.
Nếu xe không được trang bị ABS thì khi bánh xe rơi vào tình trạng bị trượt. Tức độ bám đường giảm xuống thấp hơn mức cho phép của bánh xe. Sẽ dẫn tới lực truyền cho bánh xe từ động cơ không giúp cho xe tiến lên mà ngược lại gây ra sự mất kiểm soát.
Khi xảy ra việc phanh đột ngột của tài xe. Lúc này hệ thống phanh ABS sẽ thực hiện động tác ấn – nhả thanh kẹp trên phanh đĩa khoảng 15 lần mỗi giây, thay vì tác động một lực cực mạnh trong 1 khoảng thời gian khiến bánh có thể bị “chết” như trên các xe không có ABS.
Khi xe có ABS, máy tính của hệ thống sẽ dựa vào các thông số mà các cảm biến vận tốc và cả thao tác của người lái để đưa ra những áp lực phanh tối ưu nhất cho từng bánh, qua đó đảm bảo tính ổn định của xe và vẫn cho phép người lái kiểm soát được quỹ đạo của xe.
Ưu điểm của hệ thống phanh ABS:
Hệ thống phanh ABS mang đến một số lợi ích cụ thể như sau:
Làm chủ tay lái tốt hơn:
- Theo thống kê thì có khá nhiều vụ tai nạn xảy ra mà người cầm lái không thể điều khiển hệ thống phanh dừng đúng như ý muốn.
- Điều này đồng nghĩa với việc, họ khó làm chủ tay lái theo ý mình trong những trường hợp này và khiến cho tai nạn không thể tránh được.
- Khi sử dụng hệ thống phanh ABS, nỗ lực phanh tối đa sẽ giúp người lái dừng xe khẩn cấp mà vẫn chính xác và an toàn.
An tâm hơn trong quá trình cầm lái:
- Tâm lý ảnh hưởng một phần không nhỏ đối với người lái xe. Người có tâm lý tốt sẽ thường bình tĩnh để xử lý mọi sự cố và việc lái xe sẽ vơi đi phần nào áp lực.
- Như đã nói ở trên, hệ thống phanh ABS vừa an toàn, vừa giúp người lái làm chủ được tay lái tốt hơn.
Những ưu điểm này chắc chắn sẽ khiến bất kỳ ai lái một chiếc xe có trang bị hệ thống phanh ABS cũng cảm thấy an tâm hơn phần nào.
Xem thêm: Bằng B2 lái xe gì?
Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh ABS:
Khi dùng hệ thống chống bó cứng phanh ABS, bạn cũng cần nắm rõ những lưu ý sau đây:
- Không được chủ quan trong việc điều chỉnh tốc độ khi chạy dù sử dụng bất kỳ loại phanh nào. Bởi hệ thống dù tốt đến đâu thì không phải trường hợp nào nó cũng hoạt động tốt 100%
- Bên cạnh đó, với những mẫu xe chưa được trang bị hệ thống phanh ABS cũng không nên sử dụng bàn phanh quá mạnh và có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của hệ thống phanh.
- Không nên nhấp phanh quá nhiều: bởi việc làm này sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả làm việc của hệ thống chóng bó cứng phanh. Và lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của phanh.
- Đặc biệt không tăng tốc khi vào cua: Mặc dù hệ thống phành ABS khá nhạy bén và hiện đại. Nhưng với vấn tốc quan tính thì chiếc xe cũng it nhiều bị lệch tâm và di chuyển theo hướng khác không theo ý muốn. Do vậy, nên để đảm bảo an toàn tối đa. Tài xế nên điều chỉnh tốc độ hợp lý khi đi chuyển trên đường và đặc biệt là khi vào những khúc cua.
Có thể hệ thống phanh ABS trên ô tô có vai trò vô cùng quan trọng. Đảm bảo sự an toàn của người dùng khi di chuyển. Hiện nay hầu hết các dòng xe sedan hay SUV đời mới đều được trang bị phanh ABS. Tuy nhiên khi chọn mua các bạn nên tìm hiểu kỹ xem đó là ABS bản tiêu chuẩn được trang bị sẵn hay là trang bị tùy chọn.
Tin mới nhất
Ô tô điện mini Trung Quốc giá rẻ, tiện lợi – Liệu có đáng mua?
Ngoại thất Wuling Mini EV có gì đặc biệt?
NYC Hotel Near Me York Rates Soar Amid Airbnb Crackdown
Where to Stay in Las Vegas near me
Cập nhật bảng giá xe tải Thaco Trường Hải mới
Bảng giá xe tải Hino mới nhất 2021 tại Việt Nam
Bảng giá xe tải HOWO cập nhật mới nhất 2021
Những Phụ kiện Ô tô nào cần thiết và hữu ích nên lắp cho xe mới?
Xe và đánh giá
Ô tô điện mini Trung Quốc giá rẻ, tiện lợi – Liệu có đáng mua?
Ngoại thất Wuling Mini EV có gì đặc biệt?
Where to Stay in Las Vegas near me
Dịch vụ taxi Nội Bài uy tín, giá rẻ 2 chiều chỉ từ 400.000đ
Bảng giá xe tải Hyundai New Proter H150 1.5 Tấn chi tiết mới nhất 2023
Xe Kia Carnival Có Hao Xăng Không? ⚡️ Mức Tiêu Hao Nhiên Liệu Của Xe
Xe Cub 50 Chạy Được Bao Nhiêu Km? ⚡️ Khi Nào Cần Bảo Dưỡng?
Top 5 Xe Máy Điện Chống Nước Tốt, Bền Bỉ Nhất Hiện Nay
Có Nên Dán Phim Cách Nhiệt Kính Lái Ô Tô Không? ⚡️ Cần Lưu Ý Gì?
Top 7 mẫu xe tải van bán chạy nhất trên thị trường
Tổng Hợp +10 CLB Bóng Đá Ý Thành Công Nhất Hiện Nay
Top +9 Cách Giảm Nồng Độ Cồn Tạm Thời ⚡️ Cách Giảm Nồng Độ Nhanh