Nước làm mát ô tô-những điều cần biết khi kiểm tra và sử dụng nước làm mát

3.3/5 - (3 votes)

Làm thế nào để chiếc xe ô tô hoạt động một cách tốt nhất là điều mà không ít khách hàng đặt ra cho mình trong quá trình sử dụng xe. Với cánh lái xe ngoài việc chăm chút cho nội thất ô tô, giữ vệ sinh và bảo vệ ô tô khỏi các tác nhân gây hại là tất yếu, tuy nhiên đối với những lái xe lành nghề và có kinh nghiệm họ không chỉ chú ý đến vẻ bên ngoài của xe.

Mà còn quan tâm cả về chất lượng hoạt động của xe, máy móc, cách vận hành thế nào là ổn thế nào là xe đang có dấu hiệu không tốt, họ tỉ mỉ đến từng loại dầu nhớt tra xe và đặc biệt đó là nước làm mát ô tô. Tuy nhiên, sử dụng loại nước làm mát này thế nào cho đúng và cần lưu ý điều gì, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau:

Nước làm mát ô tô là gì?

Nước làm mát là một loại dung dịch không thể thiếu đối với động cơ. Loại nước này có tác dụng chống đông khi nhiệt độ xuống thấp bảo vệ két nước không bị vỡ khi nước đóng băng và nở ra.

Nước làm mát ô tô là gì
Nước làm mát ô tô là gì

Xem thêm: Hộp số ly hợp kép là gì?

Ngoài ra, nước làm mát còn tăng điểm sôi của nước, giúp hấp thụ tốt hơn lượng nhiệt từ động cơ và giúp động cơ làm việc mát hơn so với sử dụng nước thông thường. Nếu chiếc xe của bạn thiếu nước làm mát, động cơ sẽ làm việc quá nhiệt và có thể gây những hỏng hóc nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để kiểm tra mực nước làm mát và châm thế nào cho đúng.

Có mấy loại nước làm mát ô tô?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nước làm mát ô tô khác nhau, điều này khiến không ít khách hàng bối rối không biết chọn loại nào cho phù hợp khi có quá nhiều những sản phẩm nước làm mát tồn tại trên thị trường. Thông thường, nước làm mát ô tô gồm có 3 loại chính: nước làm mát màu xanh, nước màu hồng (SLLC) và nước màu đỏ (LLC).

  • Nước làm mát ô tô Màu Xanh: Không cần pha trộn mà đổ trưc tiếp, loại nước làm mát này được kiến nghị thay sau mỗi 2 năm sử dụng
  • Nước làm mát ô tô Màu đỏ(LLC): Được pha trộn với nước lọc theo tỉ lệ là 50:50. Loại nước làm mát này được kiến nghị thay sau 5 năm hoặc sau 80,000 km đầu, các lần thay tiếp theo có thể áp dụng sau mỗi 40,000 km chạy
  • Nước làm mát ô tô Màu hồng(SLLC): Thường có độ bền cao hơn và không cần pha với nước lọc, loại nước này đượ đổ trực tiếp vào bình. Loại nước làm mát này được kiến nghị thay sau khi chạy 160,000km và các lần tiếp theo nên được thay sau mỗi 80,000km.

Xem thêm: Bắn tốc độ là gì?

Vai trò của nước làm mát đối với ô tô:

Nước làm mát đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa làm mát cho động cơ máy trong ô tô, trong quá trình hoạt động động cơ ô tô sẽ sinh ra một lượng nhiệt rất lớn từ việc đốt cháy nhiên liệu trong xi lanh, lượng nhiệt này sinh ra sẽ biến đổi thành 2 phần, phần lớn chúng được chuyển thể phần còn lại được tỏa ra ngòai không khí hoặc các chi tiết tiếp xúc với khí cháy tiếp nhận như xilanh, piston, nắp máy,…

Vai trò của nước làm mát đối với ô tô
Vai trò của nước làm mát đối với ô tô

Ngoài ra, nhiệt lượng còn sinh ra do ma sát giữa các bề mặt làm việc của các chi tiết trong động cơ. Do đó, việc sử dụng nước làm mát ô tô là điều rất cần thiết, không những giúp làm mát cho động cơ mà còn bảo vệ cho động cơ tránh khỏi việc hư hỏng và hao mòn trong thời gian sử dụng, giúp kéo dài tuổi thọ của xe và giúp xe luôn hoạt động được tốt hơn.

Cách kiểm tra nước làm mát của xe ô tô:

Bình chứa nước làm mát thường được bố trí trong khoang động cơ, dưới nắp capô. Khi kiểm tra bằng mắt thường, phải đảm bảo mực nước làm mát trong bình nước phụ luôn nằm ở giữa vị trí “Full”“Low”, một số xe ký hiệu “Min”, “Max”. Nếu mực nước làm mát dưới mức “Low” cần bổ sung thêm.

Hầu hết xe hơi ngày nay đều có bình nước phụ. Khi động cơ nóng, nhiệt độ và áp suất nước trong hệ thống làm mát tăng và nước sẽ tràn qua bình nước phụ. Khi động cơ nguội, nước từ bình nước phụ sẽ được hút ngược lại hệ thống làm mát.

Xem thêm: Bắn tốc độ là gì?

Kiểm tra nước làm mát của xe ô tô
Kiểm tra nước làm mát của xe ô tô

Để biết chính xác mực nước làm mát, chúng ta nên quan sát mực nước trong bình nước phụ khi động cơ nguội (nên châm nước làm mát đến điểm max của bình nước phụ). Trường hợp một số xe không có bình nước phụ, bạn có thể mở nắp két nước và xem lượng nước trong đó, nếu thấy thiếu có thể châm đầy nước.

Lưu ý: Tuyệt đối không được mở nắp két nước khi động cơ đang nóng (điều này cũng được cảnh báo trên nắp ket nước). Khi động cơ đang nóng, nhiệt độ và áp suất bên trong hệ thống làm mát rất cao. Khi bạn mở nắp két nước, nước nóng sẽ bắn ra ngoài và gây phỏng rất nguy hiểm. Chúng ta nên kiên nhẫn và đợi đến khi động cơ nguội để thực hiện điều này.

Thay nước làm mát ô tô khi nào?

Thông thường, khi nước làm mát ô tô đầy đủ thì khả năng làm mát cho chiếc xe của bạn một cách tốt nhất sẽ thể hiện phần kim đồng hồ ở ngưỡng giữa mức C (cool) và mức H (hot). Trong trường hợp đồng hồ chạy gần về phía mức H, tức hệ thống làm mát trên xe bạn đang bị thiếu nước hoặc có vấn đề.

Các chuyên gia khuyên bạn nên thay mức nước làm mát sau khi xe đã di chuyển được 160.000 km đầu tiên, lần thay tiếp theo là mỗi chặng 40.000 km/lần. Tuy nhiên, trong trường hợp những chiếc xe di chuyển quá nhiều trong môi trường khắc nghiệt như nắng nóng, bụi bẩn,… thì thời gian thay nước làm mát xe ô tô phải được rút ngắn lại, do đó tùy theo từng điều kiện sử dụng khác nhau mà bạn nên thay nước làm mát cho phù hợp, đảm bảo rằng động cơ của bạn luôn được làm mát một cách tốt nhất.

Nên chọn nước làm mát nào an toàn phù hợp với xe?

Nước làm mát động cơ ô tô trên thị trường có nhiều loại khác nhau. Sự khác biệt này là do thành phần hóa học của chất lỏng gốc và các phụ gia ức chế sự ăn mòn. Màu xanh lá cây là đặc trưng của nước làm mát thế hệ cũ.

Nước làm mát thế hệ mới có màu xanh lam, đỏ, cam, vàng được sử dụng phổ biến hơn nhờ ưu điểm thân thiện với môi trường. Để tốt cho ô tô của mình bạn cần chọn loại nước làm mát động cơ ô tô phù hợp với “xế cưng” của bạn.

Nên chọn nước làm mát nào an toàn phù hợp với xe
Nên chọn nước làm mát nào an toàn phù hợp với xe

Ví dụ: các loại động cơ của Toyota thường sử dụng dung dịch màu đỏ. Đối với động cơ diesel có nút bằng chất liệu silicon, không nên sử dụng loại nước màu vàng vì axit hữu cơ sẽ ăn mòn các nút này sau khi xe chạy được 130.000 – 160.000 km.

Nước làm mát qua các khe hở lọt vào hệ thống bôi trơn sẽ làm hư hỏng động cơ. Lưu ý, tuyệt đối không trộn lẫn các loại dung dịch với nhau.

Xem thêm: Hướng dẫn cách điều chỉnh đèn pha ô tô

Một số lưu ý khi sử dụng nước làm mát:

Không nên sử dụng những dung dịch làm mát khác nhau, nếu trường hợp châm thêm nước làm mát khách hàng nên sử dụng dòng nước làm mát ô tô đã sử dũng trong những lần bảo dưỡng trước đó.

Nếu bạn làm đổ nước làm mát xuống nền nhà khi châm nước làm mát cho chiếc xe của mình, hãy nhớ lau chùi sạch sẽ vì các loại nước làm mát rất độc hại đối với động vật và chúng lại có vị ngọt gây kích thích cho chúng. Ngoài ra, bạn cũng không nên lạm dụng nước làm mát quá.

Nếu sử dụng lượng nước làm mát quá đậm đặc (thậm chí chỉ sử dụng dung dịch làm mát) bạn có thể phải thay két nước và các đường ống dẫn nước sớm hơn dự kiến. Các chất trong nước làm mát làm cho két nước mau rỉ và mau mục hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *